Thiết kế giếng trời nhà phố hiện đại theo phong thủy

Giếng trời được coi là giải pháp tối ưu giúp lưu thông không khí trong nhà, thu hút khí trời từ bên ngoài vào đồng thời lấy ánh sáng cho các phòng trong ngôi nhà của bạn.

Hiện nay tại các đô thị lớn với mật độ dân số đông, đất đai thì hạn hẹp do đó các ngôi nhà được xây liền kề nhau làm cho nguồn ánh sáng và gió tự nhiên tốt cho ngôi nhà bị mất đi, làm cho nhà phố thường bị bí bách, ẩm thấp, ngột ngạt do thiếu ánh sáng và khí trời làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.

Giếng trời được coi là giải pháp tối ưu giúp lưu thông không khí trong nhà, thu hút khí trời từ bên ngoài vào đồng thời lấy ánh sáng cho các phòng trong ngôi nhà của bạn. Nó dần trở thành một phần thiết kế quan trọng trong những công trình nhà ống hiện nay.

Còn trong khoa học phong thủy, giếng trời là nơi lưu thông, kết nối căn nhà với thế giới bên ngoài, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất. Theo thuật phong thủy, vị trí đặt giếng trời rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu khéo léo vận dụng ngũ hành trong khoa học phong thủy sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất. Tuy nhiên nếu tuỳ tiện bố trí giếng trời thì hậu quả ngược lại.

THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI THUẬN PHONG THỦY

Giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà ở, đặc biệt là đối với thiết kế nhà phố hiện đại. Với chức năng hứng ánh sáng, lấy gió và trao đổi khí giữa bên trong với bên ngoài ngôi nhà, bên cạnh đó, giếng trời còn là phần tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà của gia chủ. Chính vì thế việc thiết kế giếng trời trong nhà ống sao cho phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ và phong thủy là vấn đề mà kiến trúc sư và gia chủ cần cân nhắc nhất.

VỊ TRÍ ĐẶT GIẾNG TRỜI TRONG NHÀ THUẬN PHONG THỦY

Về vị trí, giếng trời có thể được đặt ở nhiều nơi khác nhau trong nhà như là: trung tâm nhà, cầu thang, nhà bếp, phòng ăn hay là sau nhà… Tuy nhiên, dù bạn đặt giếng trời ở vị trí nào thì vẫn phải đảm bảo được không khí lưu thông một cách thuận tiện nhất và không bị cản trở.

Giếng trời thuận phong thủy là phải được lựa chọn vị trí chính xác, phù hợp với mệnh của gia chủ

Một giếng trời đẹp không những về thiết kế kiến trúc mà còn phải đẹp theo phong thủy. Giếng trời phải được đặt ở những cung tốt như là cung Tài lộc, cung Thiên mạng… Giếng trời không có quy định nào hướng cụ thể, tuy nhiên khi đặt giếng trời trong nhà thuận phong thủy thì người ta thường kiêng không đặt vào hướng Bắc của ngôi nhà.

Không phải chủ đầu tư nào cũng sở hữu được mảnh đất xây dựng vuông vắn, đẹp và thuận phong thủy. Bởi vậy đối với những ngôi nhà có mặt bằng bị méo mó, góc cạnh thì giếng trời thường được đặt ở những góc méo (hành Hỏa) để trả lại hình dạng vuông vức cho ngôi nhà, mang lại sự may mắn cho gia chủ (Hỏa sinh Thổ).

Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc hành mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che.

Bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp. Với những nhà thấp tầng hoặc chủ nhà không muốn đặt phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là nơi phù hợp nhất để đặt phòng thờ, vừa tiện việc hương khói mỗi ngày (thoát hơi nóng dễ dàng) vừa không bị các không gian khác ở phía trên tác động xuống bàn thờ bên dưới.

TRANG TRÍ GIẾNG TRỜI HỢP THẨM MỸ, THUẬN PHONG THỦY

Đối với việc trang trí giếng trời thì chủ nhà có thể trang trí tùy theo sở thích riêng của mình. Bạn có thể ốp đá, gạch lát, trồng cây xanh, tiểu cảnh hay đặt hồ cá… để tạo nên sự sinh động hơn cho ngôi nhà, luân chuyển sự sống. Điều này sẽ giúp kích hoạt nguồn sinh khí thu được từ giếng trời. Tuy nhiên, khi mà trang trí bạn cũng cần lưu ý phải trang trí sao cho phù hợp, hài hòa với tổng thể kiến trúc chung của ngôi nhà.

Bạn không nên để giếng trời trơ trọi với những khung sắt, mà thay vào đó bạn hãy trang trí chúng bằng những vật liệu gần gũi với thiên nhiên. Bạn có thể dùng mái che bằng kính cách nhiệt để tạo ra ánh sáng dịu nhẹ và luôn đảm bảo nhiệt lượng hợp lý cho ngôi nhà của mình.

Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính thủy và mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (thổ, mộc hoặc thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.

CHỌN KÍCH THƯỚC GIẾNG TRỜI HỢP LÍ CHO THIẾT KẾ NHÀ ỐNG

Thông thường kích thước lý tưởng của giếng trời thống là thường từ 4 đến 6m, bạn không nên làm quá nhỏ hay quá to. Còn chiều dài của giếng trời là phụ thuộc vào chiều sâu của ngôi nhà và vị trí đặt giếng trời. Kích thước của giếng trời phụ thuộc vào từng diện tích của ngôi nhà nhưng không nên nhỏ hơn 1m bởi vì sẽ gây thiếu thẩm mĩ, nhà càng cao thì giếng trời lại càng phải rộng.

Trên đây là một số lưu ý về việc thiết kế và đặt giếng trởi cho nhà phố để vừa có được sự thông thoáng, vừa tăng tính thẩm mỹ mà lại thuận phong thủy để hút tài lộc, may mắn cho gia chủ. An Vượng không chỉ có thương hiệu về thiết kế kiến trúcxây nhà trọn gói uy tín với những mẫu nhà phố đa phong cách, đẹp hoàn mỹ từ nhà phố hiện đại, nhà phố tân cổ điển… mà các KTS tài năng của chúng tôi còn rất giàu kinh nghiệm và có kiến thức phong phú về phong thủy nhà ở. Các chuyên gia phong thủy của chúng tôi luôn được tin tưởng lựa chọn để tư vấn thiết kế nhà thuận phong thủy, mang lại những lợi ích thiết thực và nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.